Có rất nhiều công cụ phân tích kỹ thuật khác nhau trong thị trường Forex. Tuy nhiên các mức hỗ trợ và kháng cự là kiến thức không thể thiếu khi giao dịch. Đây là khái niệm được sử dụng rộng rãi nhất trong giao dịch. Giúp các trader xác định được đâu là thời điểm tốt để vào lệnh. Vậy bạn có biết nó là gì và tại sao lại cần sử dụng các mức hỗ trợ và kháng cự khi giao dịch không? Mời bạn theo dõi bài viết để tìm được câu trả lời nhé!
Hỗ Trợ Và Kháng Cự Là Gì?
Là các đường nối những đỉnh và đáy với nhau. Mà tại đó giá đảo chiều hoặc di chuyển chậm lại trước khi tiếp tục xu hướng và hành vi đó có thể lặp lại trong tương lai. Các trader thường sử dụng những đường này để xác định điểm vào thị trường.
Mức hỗ trợ: Là mức mà phe mua chiếm ưu thế hơn so với phe bán. Ở mức này có thể xem là phù hợp để mở lệnh mua. Hầu hết các nhà đầu tư sẽ mua khi giá đi vào mức hỗ trợ.
Mức kháng cự: Là mức giá mà các nhà đầu tư kỳ vọng sẽ giảm thấp hơn. Tại đây phe bán chiếm ưu thế hơn phe mua và hầu hết các nhà đầu tư sẽ bán khi giá đi vào mức kháng cự.
Khi thị trường đang trong xu hướng tăng, mức hỗ trợ và kháng cự sẽ liên tục được hình thành khi thị trường giao động theo thời gian. Điều này xảy ra tương tự với thị trường trong xu hướng giảm.
>> Xem thêm: Nến Pin bar là gì? Phương pháp giao dịch với nến Pin Bar hiệu quả
Tầm Quan Trọng Của Các Mức Hỗ Trợ Và Kháng Cự Khi Giao Dịch Forex?
Mức hỗ trợ và kháng cự trong giao dịch Forex rất quan trọng. Do đó, các nhà đầu tư nên chú ý đến việc lựa chọn và xác định các mức kháng cự và hỗ trợ tốt để chọn thời điểm vào lệnh với tỷ lệ thắng cao. Việc chỉ ra các mức này là kĩ năng cốt lõi quan trọng nhất cho bất kỳ trader nào đang giao dịch một cách nghiêm túc. Các nhà đầu tư có thể dựa vào điều này để order lệnh và kiếm lời. Nếu bạn xem nhẹ việc này, giao dịch của bạn phần lớn sẽ dễ thất bại.
Nhìn chung, mỗi người sẽ có các cách khác nhau để xác định mức hỗ trợ kháng cự. Nhưng cuối cùng kết quả mới là điều quan trọng nhất. Khi các trader sử dụng các mô hình giá hay những chỉ báo kỹ thuật. Họ đều phải kết hợp với mức kháng cự và hỗ trợ để tăng mức độ chính xác.
Cách Xác Định Vùng Hỗ Trợ Và Kháng Cự
1. Xác Định Vùng Hỗ Trợ Và Kháng Cự Bằng Phương Pháp Thủ Công
Đây là phương pháp bạn tự xác định và vẽ ngưỡng hỗ trợ kháng cự trên đồ thị. Bạn có thể vẽ lên biểu đồ ở các khung thời gian tuần hoặc tháng. Vì ở các khung thời gian càng cao thì tỷ lệ thành công càng lớn. Bạn có thể đánh dấu ở đỉnh cao hơn và ở đáy thấp hơn sau đó đợi đến khi xác nhận được ngưỡng đảo chiều thông qua hành động giá rồi hãy vào lệnh.
Bạn chỉ cần xác định các ngưỡng quan trọng mà thị trường đang phản ứng tại điểm hiện tại. Bởi thị trường luôn sôi động nên ngưỡng hỗ trợ kháng cự sẽ khác khi thị trường thay đổi. Để đơn giản hơn bạn hãy lấy vùng giá của bóng nến làm vùng hỗ trợ kháng cự. Trường hợp vùng đỉnh đáy có nhiều nến, có thể lấy khoảng giá giữa giá cao nhất hoặc thấp nhất và giá đóng cửa hoặc mở cửa gần nhất.
2. Xác Định Mức Hỗ Trợ Kháng Cự Bằng Fibonacci
Thông thường giá sẽ có xu hướng giao động trong giới hạn giữa band trên và band dưới. Ngoài ra sẽ có xu hướng quay về đường trung tâm khi giá chạm vào một trong hai đường band.
Khi giá chạm đáy thị trường sẽ bật ngược lại bởi xu hướng mua bị yếu thế trước áp lực mua. Giá bị bật ngược lại hoặc rất khó khi xuyên xuống dưới. Ngược lại với hỗ trợ, mức kháng cự là khi giá chạm đỉnh và bật ngược lại do xu hướng mua trước một hoạt động bán xuống tại một mức giá nhất định trên biểu đồ.
Vì thế, tất cả các Fibonacci đều có chức năng cung cấp tín hiệu giao dịch cho nhà giao dịch. Nhưng để tín hiệu chính xác bạn vẫn nên kết hợp với nhiều công cụ hỗ trợ để xác định được điểm vào lệnh chính xác hơn.
>> Bài viết liên quan: Đường ema là gì? Cách dùng đường EMA để phân tích vào lệnh Forex
3. Sử Dụng Đường Trung Bình Moving Average
Có rất nhiều trader xem đường trung bình động là phương thức quan trọng để xác định mức hỗ trợ và kháng cự. Bởi họ sẽ mua khi giá giảm để test đường trung bình. Hoặc bán nếu giá tăng và chạm vào đường trung bình.
Các đường trung bình phổ biến bao gồm đường 20 và 50 hoặc có thể là 21 và 55 theo Fibonacci. Điều quan trọng là bạn phải tự tìm cho mình chỉ số mà bạn cảm thấy hiệu quả nhất.
Theo ví dụ trên, MA 55 ban đầu đóng vai trò là ngưỡng kháng cự. Sau đó tạo đáy và đảo chiều khiến đường 55 trở thành đường hỗ trợ. Vì thế, các trader có thể sử dụng đường này để theo dõi và quyết định về xu hướng của thị trường. Xem nó vẫn sẽ tiếp tục đi theo xu hướng hay sẽ đảo chiều.
Kết Luận
Có thể nói, hỗ trợ kháng cự là công cụ hữu ích giúp các trader xác định được điểm vào lệnh tốt nhằm kiểm soát rủi ro của mình. Nhưng để sử dụng đúng cách bạn phải thực sự biết công dụng và sử dụng nó một cách chính xác thì giao dịch mới trở nên hiệu quả. Nếu bạn chưa biết cách xác định điểm vào lệnh bằng ngưỡng hỗ trợ và kháng cự thì đừng vội vã giao dịch bằng tiền thật. Hãy trade thử bằng tài khoản demo để quen với giao dịch trước nhé.
>> Đăng ký mở tài khoản Forex demo ở đây!
Với sự phát triển của công nghệ, ngày càng có nhiều công cụ giúp nhà đầu tư xác định ngưỡng hỗ trợ kháng cự. Điều đó giúp các trader đỡ vất vả hơn nhiều. Nhưng bên cạnh đó bạn cũng nên theo dõi tin tức thường xuyên để nắm bắt được tình hình một cách hiệu quả.
Đọc thêm: