Định nghĩa khái niệm kháng cự hỗ trợ trong Forex

0
814

Kháng cự hỗ trợ là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất khi giao dịch Forex. Được các nhà giao dịch sử dụng để xác định điểm vào thị trường. Vậy kháng cự hỗ trợ là gì và có vai trò thế nào đối với các nhà giao dịch khi phân tích tín hiệu giao dịch. Cùng kinhnghiemforex.com tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Kháng Cự Hỗ Trợ Là Gì?

Bạn có thể hiểu đây là hai vùng giá đã được thống kê từ số liệu trong quá khứ. Tại đó giá sẽ biến động theo hướng đảo chiều hoặc dịch chuyển theo hướng chậm sau đó lại tiếp tục xu hướng.

kháng cự hỗ trợ

  • Mức hỗ trợ: Là điểm thấp nhất trên biểu đồ mà khi giá di chuyển đến mức đó thị trường sẽ điều chỉnh và tăng trở lại. Ở đây áp lực mua chiếm ưu thế hơn áp lực bán. Các nhà đầu tư sẽ mua vào khi giá đi vào mức hỗ trợ.
  • Mức kháng cự: Là điểm cao nhất trên biểu đồ mà khi giá di chuyển lên mức đó thị trường sẽ điều chỉnh và giảm trở lại. Ở đây áp lực mua chiếm ưu thế hơn áp lực bán. Các nhà đầu tư sẽ bán ra khi giá đi vào mức kháng cự.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm về mức kháng cự và hỗ trợ ở đây!

Những thuật ngữ này được các nhà phân tích kỹ thuật gọi là rào cản. Khi thị trường biến động thì các mức hỗ trợ và kháng cự liên tục được tạo ra. Tuy nhiên bạn nên nhớ rằng các mức này là một vùng chứ không chọn một điểm chính xác với một mức giá cụ thể. Mà là một khoảng tỷ giá có sự giao động không đủ lớn.

Cách Vẽ Đường Hỗ Trợ Và Kháng Cự

Vẽ Đường Hỗ Trợ Và Kháng Cự Ở Vùng Giá

kháng cự hỗ trợ

Cách đơn giản nhất là lấy vùng giá của bóng nến làm mức hỗ trợ kháng cự. Nếu vùng đáy có nhiều nến bạn có thể lấy khoảng giữa giá cao nhất hoặc thấp nhất với giá chốt phiên hoặc giá mở cửa thời điểm gần nhất.

Sử Dụng Biểu Đồ Đường

Biểu đồ đường là biểu đồ nối các điểm đóng cửa lại với nhau. Vì nó chỉ là một đường thẳng nên sẽ dễ quan sát các giai đoạn mà thị trường xảy ra biến động.

Phương pháp này đối với các trader chuyên nghiệp cũng không quá phức tạp. Họ có thể xác định được tương đối dễ dàng. Tuy nhiên với những trader mới, bạn nên tự vẽ chúng. Sau đó luyện tập đọc biểu đồ mà không cần tự tay nối các điểm lại với nhau nữa.

>> Xem thêm: Các loại biểu đồ forex trên phần mềm giao dịch MT4.

Chú ý: Cố gắng xác định mức hỗ trợ và kháng cự ở các đồ thị thời gian dài trước. Vì chúng có độ tin cậy cao hơn rất nhiều so với các ngưỡng ở đồ thị thời gian ngắn như: 1H, 30 phút hay 15 phút.

Cách Xác Định Mức Hỗ Trợ Kháng Cự

Đây là một phần không thể thiếu khi phân tích kỹ thuật. Được dùng để xác định xu hướng và đưa ra quyết định giao dịch hợp lý.

Mức hỗ trợ: Là đường nối các điểm đáy giá. Nên tùy vào đường trend chính mà mức hỗ trợ có thể ở dạng đường nghiên góc hay đường nằm ngang.

  • Xu hướng tăng giá đường hỗ trợ có góc nghiêng dương.
  • Với xu hướng giá ổn định, đường hỗ trợ sẽ nằm ngang.
Mức kháng cự: Là đường nối các đỉnh giá. Tùy vào đường trend chính mà mức kháng cự có thể ở dạng đường nghiên góc hay đường nằm ngang.
  • Xu hướng trend giảm giá, đường kháng cự có góc nghiêng âm.
  • Với xu hướng giá ổn định, đường kháng cự sẽ nằm ngang.

Khi giá phá vỡ mức kháng cự và hỗ trợ thì mức kháng cự trở thành mức hỗ trợ và ngược lại. Giá càng gần mức hỗ trợ thì càng có lợi cho việc mở giao dịch đối với người mua. Nhưng mức hỗ trợ không phải lúc nào cũng giữ giá.

>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn sử dụng các mức hỗ trợ và kháng cự trong giao dịch Forex.

Hướng Dẫn Giao Dịch Hiệu Quả

Nếu là người mới tham gia chắc hẳn bạn sẽ gặp khó khăn khi xác định vùng kháng cự hỗ trợ tiềm năng. Do đó bạn có thể dựa vào các cách sau để tìm điểm vào lệnh thích hợp cho mình nhé!

Tiến Hành Đặt Lệnh Ngay Tại Vùng Hỗ Trợ Kháng Cự

Cách này đơn giản, bạn chỉ cần đặt lệnh Buy ngay tại vùng hỗ trợ và đặt lệnh Sell ngay tại vùng kháng cự. Khi đó:

  • Lệnh đầu tiên bạn Buy tại vùng hỗ trợ luôn là sự lựa chọn chính xác.
  • Với lệnh thứ hai bạn Sell tại vùng kháng cự.
  • Lệnh thứ ba, Buy tại vùng hỗ trợ một lần nữa. Nhưng đây là một lệnh thua lỗ.

kháng cự hỗ trợ

Vậy tại sao bạn cũng thực hiện lệnh giống lần đầu mà lần này lại thua?

Lý do là bởi người chơi đặt lệnh tại vùng kháng cự nhưng lại không tham khảo vùng hỗ trợ từ những công cụ khác. Đặt lệnh Buy lúc này để hy vọng giá sẽ lên nhiều hơn. Tuy nhiên việc bóng nến quét qua mức hỗ trợ và kháng cự rồi mới đảo chiều sẽ biến lệnh win thành lose.

Giao Dịch Theo Đường Xu Hướng (Trendline)

Giao dịch theo đường xu hướng rất đơn giản chỉ cần vẽ một đường thẳng nối hai hoặc nhiều đỉnh trong một xu hướng giảm hoặc tăng. Trong xu hướng mạnh, giá sẽ bật lại từ đường xu hướng và tiếp tục di chuyển. Do đó, các trader nên tìm hiểu cơ hội vào lệnh chính để có xác xuất cao hơn.

Sử Dụng Đường Trung Bình (Moving Average)

Đường trung bình (MA) có thể được sử dụng để tìm xu hướng mức hỗ trợ và kháng cự. Nhiều trader xem các đường trung bình này để tìm điểm vào lệnh. Họ sẽ mua khi giá giảm và test đường trung bình. Hoặc sẽ bán nếu giá tăng và chạm vào đường trung bình. Đường MA phổ biến bao gồm đường MA 20 và MA 50. Hoặc cũng có nhiều trader kết hợp MA 100 và MA 200. Tuy nhiên bạn có thể thay đổi một chút đường trung bình động thành MA 21 và MA55 theo số Fibonacci.

>> Tìm hiểu thêm: Đường ema là gì? Cách dùng đường EMA để phân tích vào lệnh Forex.

kháng cự hỗ trợ

Từ đồ thị ta có thể thấy MA 55 ban đầu đóng vai trò là mức kháng cự. Sau đó thị trường tạo đáy và đảo chiều khiến MA 55 trở thành mức hỗ trợ. Các trader có thể sử dụng các đường trung bình này để đưa ra quyết định về khả năng thị trường tiếp tục xu hướng hay sẽ đảo chiều. Vấn đề duy nhất là bạn nên chọn đường trung bình động nào để quan sát và sử dụng trong giao dịch.

Lời Kết

Có thể thấy, hầu hết các chiến lược đầu tư Forex đều sử dụng mức kháng cự và hỗ trợ dù ít hay nhiều. Bởi vì nó mang lại cho nhà đầu tư chiến lược giao dịch chính xác nhất. Có rất nhiều cách để xác định chúng nhưng dù bạn có sử dụng phương pháp nào đi chăng nữa thì cũng nên tìm hiểu kỹ trước khi đầu tư. Đồng thời áp dụng nhiều phương pháp với nhau khi phân tích kỹ thuật để tìm được điểm vào lệnh lý tưởng nhất nhé. Chúc các bạn giao dịch thành công!

>> Xem thêm: