Chỉ báo stochastic oscillator là gì? Cách dùng chỉ báo stochastic oscillator

0
2444

Chỉ báo Stochastic Oscillator là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật phổ biến và được ưa thích của các trader trên thế giới. Tuy nhiên, có rất nhiều nhà giao dịch không biết đến chỉ báo này và công dụng của nó. Vì vậy trong bài viết này, kinhnghiemforex.com sẽ giúp bạn tìm hiểu về chỉ báo Stochastic và cách sử dụng hiệu quả nhất nhé!

Tìm Hiểu Về Chỉ Báo Stochastic Oscillator

1. Định Nghĩa

Stochastic Oscillator (hay còn gọi đơn giản là Stochastic) là một chỉ báo dùng để đo lường quán tính và sức mạnh của giá. Về cơ bản chỉ báo này dùng để so sánh giá đóng cửa gần nhất với phạm vi giao dịch trước đó trong một khoảng thời gian nhất định.

Đây là chỉ báo dao động ngẫu nhiên cho thấy hiệu quả sử dụng trên khung thời gian 1 phút cũng như trên khung giờ, ngày hoặc tuần. Stochastic được ưa dùng bởi những người mới bắt đầu giao dịch do tính chất và cách dùng đơn giản. Ngoài ra, nhiều chuyên gia sử dụng Stochastic vì nó cung cấp tín hiệu chính xác và khả năng sử dụng linh hoạt của chỉ báo này.

2. Chỉ Báo Stochastic Hoạt Động Như Thế Nào?

Stochastic hoạt động ngẫu nhiên bao gồm hai đường cong chuyển động di chuyển giữa hai mức 80% và 20%.

Trong đó, mức 80% đại diện cho trạng thái overbought (quá mua) và mức 20% đại diện cho trạng thái oversold (quá bán). Do đó, các đợt tăng giá thường hết động lực khi Stochastic đi vào vùng overbought. Ngược lại, khi Stochastic trả về kết quả oversold thì đây là dấu hiệu cho thấy quá trình mất giá đã đến điểm ngừng lại.

Ngoài ra, các tín hiệu này còn báo hiệu thông tin sau:

  • Tín hiệu mua vào: Nếu đường %K cắt đường %D từ dưới lên trong khu vực oversold.
  • Tín hiệu bán ra: Nếu đường %K cắt đường %D từ dưới lên trong khu vực overbought.

Tuy nhiên bạn nên lưu ý khi sử dụng chỉ báo này bởi Stochastic có một nhược điểm đáng tiếc. Đó là nhận định sai một đồng tiền đang bị quá mua hoặc quá bán dù thực tế đó chỉ là xu hướng kéo dài mà thôi.

3. Ý Nghĩa Của Chỉ Báo Stochastic Oscillator

Các trader nên lưu ý nếu chỉ số tín hiệu đang quá bán (dưới 20%) thì không nhất thiết là giá chắc chắn sẽ tăng. Tất nhiên, không thể chỉ căn cứ vào dấu hiệu này mà bảo tín hiệu sắp xảy ra. Trong một số trường hợp thị trường đang rơi vào tình trạng quá bán và có thể giữ tình trang này trong khoản một thời gian dài. Do đó, nếu giá đóng cửa quá gần đáy cho thấy áp lực bán sẽ còn duy trì.

Ngược lại nếu thị trường đang quá mua không có nghĩa là giá sẽ giảm ngay mà vẫn có nguy cơ duy trì. Với mức giá đóng phiên thường nằm ở gần đỉnh là dấu hiệu cho hiện tượng này sẽ kéo dài. Cho nên, bạn cần kết hợp Stochastic với nhiều loại chỉ báo khác để tín hiệu thêm chắc chắn.

4. Công Thức Chung

Chỉ báo được tạo ra từ hai đường %D%K và có công thức tính chung như sau:

Trong đó:

  • C = Giá đóng cửa hiện tại.
  • L14 = Giá thấp nhất của 14 phiên giao dịch.
  • H14 = Giá cao nhất của 14 phiên giao dịch.
  • %D = SMA 3 phiên của %K.

Tuy nhiên, bạn không cần nhớ quá nhiều về công thức tính chỉ báo này. Vì phần mềm MT4 đã có chức năng tự động tính toán và phác họa Stochastic trên đồ thị.

Hướng Dẫn Cài Đặt Stochastic Oscillator Trên Phần Mềm MT4

Để cài đặt chỉ báo này hết sức đơn giản, bạn chỉ cần làm theo các thao tác sau:

Mở phần mềm MT4 lên và chọn sản phẩm mình muốn giao dịch.

Chọn  Insert > Indicators > Oscillators > Stochastic Oscillator như hình bên dưới.

Sau đó phần mềm sẽ hiển thị hộp thoại như sau:

Parameters:

  • %K: Đường chính nét liền trên biểu đồ.
  • %D: Đường trung bình động của %K
  • Price field: Giá của cây nến bạn lựa chọn. Có thể là giá đóng cửa, giá mở cửa hoặc giá cao/thấp nhất trong phiên.

Color: Chỉnh màu sắc của hai đường %K và %D

  • Main: Chọn màu đường %K
  • Signal: Chọn màu đường %D

Levels: Các mức biên của Stochastic

  • 20: Là biên dưới hay còn gọi là vùng quá bán.
  • 80: Là biên trên hay còn gọi là vùng quá mua.

Visualization:

Bạn có thể chọn sự hiển thị của chỉ báo Stochastic trên khung thời gian bạn mong muốn.

Sau khi hoàn tất các mục bạn nhấn OK để lưu. Vậy là bạn đã hoàn tất việc cài đặt công cụ này trên phần mềm MT4 rồi đấy.

>> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng mt4 cho người mới tập trade forex.

Cách Dùng Chỉ Báo Stochastic Oscillator Hiệu Quả

Như đã nói, Stochastic sẽ thật sự hữu dụng khi kết hợp với các chỉ báo khác. Để có thể lọc bớt tín hiệu nhiễu, không chính xác giúp các trader xác định được điểm vào và thoát lệnh chính xác hơn. Do đó, bạn có thể kết hợp chỉ báo Stochastic Oscillator với các cách sau:

1. Giao dịch với vùng quá mua 

Đây là một phương pháp phổ biến khác khi sử dụng Stochastic giao dịch Forex. Vì chúng sẽ cung cấp cho trader các tín hiệu cho thấy thị trường đã rơi vào trạng thái quá mua hay quá bán.

Nếu quan sát thấy đường %D giao nhau với đường %K tại điểm dưới hoặc ngay trên vùng quá mua (20) thì đó là tín hiệu giá có thể tăng. Tuy nhiên, bạn đừng vội vàng vào lệnh mà hãy chờ đợi thị trường và xác nhận xu hướng rõ ràng rồi sau đó hãy vào lệnh.

Bạn bắt đầu quan sát tín hiệu mà Stochastic Oscillator vừa cung cấp. Nếu có nến Pin Bar tăng xuất hiện thì đó chính là dấu hiệu thông báo cho bạn vào lệnh. Để an toàn, bạn bên xem xét việc đặt điểm Stoploss ngay tại giá đóng cửa của cây nến giảm trong phiên giao dịch trước. Hoặc có thể lùi lại một vài pip để đảm bảo an toàn. Xem ngay: Nến Pin bar là gì?

Vậy chúng ta có thể đặt điểm chốt lời ở đâu?

Các trader nên quan sát đường %K và %D, nếu chúng di chuyển qua vùng quá bán thì điểm chốt lời và nơi giao nhau giữa hai đường %K và %D. Bạn có thể tham khảo hình minh họa bên dưới.

Chỉ báo stochastic oscillator

2. Giao dịch với vùng quá bán

Cũng tương tự như khi bạn giao dịch với vùng quá mua. Nếu quan sát thấy đường %D giao nhau với đường %K tại điểm dưới hoặc ngay trên vùng quá bán (80) thì đó là tín hiệu giá có thể giảm. Tuy nhiên, bạn đừng vội vàng vào lệnh mà hãy chờ đợi thị trường và xác nhận xu hướng rõ ràng rồi sau đó hãy vào lệnh.

Bạn bắt đầu quan sát tín hiệu mà Stochastic Oscillator vừa cung cấp. Nếu có nến Pin Bar giảm xuất hiện thì đó chính là dấu hiệu thông báo cho bạn vào lệnh. Để an toàn, bạn nên xem xét việc đặt điểm Stoploss ngay tại giá đóng cửa của cây nến tăng trong phiên giao dịch trước hoặc có thể lùi lại một vài pip để đảm bảo an toàn.

Sau đó quan sát đường %D và %K di chuyển. Nếu cả hai đường này di chuyển qua vùng quá mua thì điểm chốt lời sẽ là điểm giao nhau giữa hai đường %D và %K.

Chỉ báo stochastic oscillator

3. Kết hợp chỉ báo Stochastic Oscillator với đường trung bình động MA

Đường trung bình động là một trong những chỉ báo được nhiều trader sử dụng nhất. Bởi nó giúp người chơi nhận diện được xu hướng đã kết thúc hoặc đảo chiều.

Khi kết hợp giữa Stochastic Oscillator và đường MA(200). Lúc này đường MA(200) đóng vai trò như một ngưỡng hỗ trợ và kháng cự động.

>> Tìm hiểu thêm: Định nghĩa khái niệm kháng cự hỗ trợ trong Forex.

Cụ thể:

Nếu xu hướng tăng được duy trì trong thời gian dài và giá luôn duy trì trên đường MA(200) thì chúng ta có thể xem nó như một mức hỗ trợ động. Tương tự, nếu giá có xu hướng giảm dài hạn thì giá sẽ vận động dưới đường MA(200) và đóng vai trò như mức kháng cự động.

Vì MA(200) sẽ loại bỏ các biến động ngắn hạn nên nó phản ánh xu hướng dài hạn rất chính xác. Chính vì nó đóng vai trò là mức kháng cự hỗ trợ rất mạnh mẽ nên giá rất khó bị phá vỡ.

Bạn có thể giao dịch nếu quan sát thấy giá nằm trên đường MA(200). Hãy đặt lệnh Buy khi Stochastic Oscillator đi vào vùng quá bán và ngược lại đặt lệnh Sell khi Stochastic đi vào vùng quá mua.

Chỉ báo stochastic oscillator

Có thể thấy, MA(200) đã loại bỏ được rất nhiều tín hiệu nhiễu. Điều này làm tăng hiệu quả giao dịch của bạn lên rất nhiều lần so với việc bạn chỉ dùng chỉ báo Stochastic Oscillator.

4. Kết hợp chỉ báo Stochastic Oscillator với phân tích đa khung thời gian.

Xem ví dụ sau:

Chỉ báo stochastic oscillator

Trong trường hợp bạn quan sát thấy ở khung thời gian H1 có xu hướng giảm và Stochasti đang ở điểm quá mua nên bạn quyết định vào lệnh SELL. Nhưng có thể bạn đã quá vội vàng và có thể đó là quyết định sai lầm. Bởi tại khung thời gian H4, thị trường đang là xu hướng tăng và Stochasti đang ở vùng quá bán. Rõ ràng quyết định SELL của bạn đưa ra quá sớm. Nếu bạn theo dõi ở khung thời gian H4 chắc chắn sẽ không đưa ra quyết định như trên.

Chỉ báo stochastic oscillator

Vì vậy, phân tích trên đa khung thời gian là phương pháp giúp bạn luôn đi theo xu hướng thị trường. Tốt nhất, bạn nên kết hợp quan sát thị trường trên nhiều khung thời gian khác nhau (có thể là D1) để tín hiệu chính xác hơn.

5. Kết hợp với mô hình nến đảo chiều

Thực chất, bản thân mô hình nến đảo chiều đã thật sự rất mạnh. Nên nếu bạn biết cách kết hợp với chỉ báo Stochastic Oscillator sẽ giúp tỷ lệ thành công của bạn trở nên cao hơn.

>> Xem ngay: Các mẫu nến đảo chiều trong giao dịch forex cần nắm.

Cách giao dịch rất đơn giản, bạn chỉ cần xác định xu hướng chung của thị trường và tìm kiếm khu vực xuất hiện bộ mô hình nến đảo chiều. Đồng thời Stochastic cũng phải đi vào vùng quá mua hoặc quá bán thì mới là tín hiệu giao dịch tốt.

Xem ví dụ minh họa sau:

Chỉ báo stochastic oscillator

5. Kết hợp với đường trending

Với các trader có kinh nghiệm, khi giá phá vỡ đường trending họ sẽ không vào lệnh ngay mà có thể chờ tín hiệu xác nhận cho việc này. Bởi có nhiều trường hợp giá tạo ra tín hiệu nhiễu, tức là khi phá vỡ giá sẽ giảm chứ không hề tăng hoặc ngược lại.

Chính vì thế, cách tốt nhất để giao dịch là đợi giá retest tại các đường trendline. Hoặc là đợi giá rơi vào trạng thái quá bán. Với phương pháp này bạn có thể sử dụng một khung thời gian bất kỳ.

Quy tắc sử dụng như sau:

Đối với lệnh BUY:

  • Chỉ giao dịch khi thị trường đang trong xu hướng tăng.
  • Vẽ một trendline tăng và chờ giá pullback trở lại gần đường trendline.
  • Khi giá đến gần đường trendline tăng, xác định điểm vào lệnh khi giá đang quá bán.
  • Đặt điểm cắt lỗ ở dưới đường trendline tăng và điểm chốt lời ở mức kháng cự phía trên.

Ví dụ minh họa:

Chỉ báo stochastic oscillator

Đối với lệnh SELL:

  • Chỉ giao dịch khi thị trường đang trong xu hướng giảm.
  • Vẽ một trendline giảm và chờ giá pullback trở lại gần đường trendline.
  • Khi giá đến gần đường trendline giảm, xác định điểm vào lệnh khi giá đang quá mua.
  • Đặt điểm cắt lỗ ở trên đường trendline tăng và điểm chốt lời ở mức hỗ trợ phía trên.

Xem ví dụ minh họa:

Chỉ báo stochastic oscillator

Tổng Kết

Nếu bạn là một nhà giao dịch mới và muốn lựa chọn Stochastic làm công cụ giao dịch cho mình thì bạn sẽ không phải hối hận. Vì đây là một công cụ hỗ trợ giao dịch cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên, để sử dụng tốt bạn cần phải dành nhiều thời gian luyện tập, tích lũy thêm kiến thức và kinh nghiệm để tìm ra phương pháp giao dịch hiệu quả nhất. Hy vọng qua bài viết bạn có thể hiểu rõ hơn về khái niệm, ý nghĩa cũng như cách dùng chỉ báo Stochastic khi giao dịch ngoại hối.

>> Click vào nút bên dưới mở tài khoản Forex demo để tập trading với chỉ báo Stochastic ngay!

Chúc các bạn giao dịch thành công!

Tham khảo thêm:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here