Tìm hiểu mô hình cái cốc trong đồ thị Forex

0
1460

Đọc hiểu mô hình giá là công việc vô cùng quan trọng đối với các trader khi tham gia giao dịch Forex. Trong đó mô hình cái cốc là mô hình rất nổi tiếng và được nhiều trader ưa thích. Tuy mẫu hình này rất ít xuất hiện nhưng lại mang về nguồn lợi nhuận lớn nếu các nhà đầu tư phát hiện sớm và chính xác. Vì vậy, hiểu và nắm rõ được mô hình này là một lợi thế lớn cho các nhà đầu tư trong quá trình giao dịch. Do đó hãy cùng kinhnghiemforex.com tìm hiểu về mô hình cái cốc và cách dùng của nó thông qua bài viết này nhé!

Mô Hình Cái Cốc Được Hiểu Như Thế Nào?

Cup and Handle hay còn được biết với tên mô hình cái cốc. Đây là một mô hình tiếp diễn thường xuất hiện khi thị trường đang giảm giá nhẹ sau đó giá tăng dần tạo thành một đường cong hình chữ U. Cuối cùng giá đảo chiều đi xuống và nhọn hơn một chút ở phía bên phải của cốc tạo thành tay cầm.

Mô hình này lần đầu tiên được giới thiệu trong cuốn sách “Kiếm tiền bằng đầu tư chứng khoán của William O’Neil”. Được xem là mô hình thường được dùng để bắt các xu hướng giá tăng mạnh. Nếu nhận định đúng sẽ mang lại lợi nhuận rất lớn cho các nhà đầu tư.

Xem thêm:

Thành Phần Mô Hình Cốc

Mô hình này có hai phần cơ bản là:

  • Phần thân cốc: Được hình thành sau một giai đoạn tăng giá và có dạng uốn cong hình chữ U.
  • Phần tay cầm: Được hình thành tại ngưỡng kháng cự ở miệng cốc. Tay cầm có thể nằm ngang hoặc là một đoạn điều chỉnh giảm không quá 30% của phần thân cốc. Độ dài tay cầm giao động từ 1/3 đến 2/3 độ dài của miệng cốc.

Bạn cần lưu ý giá tại vùng tay cầm vì nó rất quan trọng. Nó báo hiệu cho nhà giao dịch biết lực mua còn mạnh không và lực bán đã bị yếu chưa.

Sau khi giá bán tăng lên đến vùng đỉnh cốc, sẽ có nhiều nhà đầu tư bán ra để thu lợi nhuận hoặc bán hòa vốn. Lúc này giá sẽ giảm tạo vùng điều chỉnh. Khi nguồn cung cạn dần, phe mua thắng thế, khi ấy giá vượt khỏi phần tay cầm. Lúc này mô hình cái cốc được hoàn thành.

Cách Hoạt Động Của Mô Hình Cái Cốc 

Ban đầu giá đang trong xu hướng tăng sau đó bắt đầu xu hướng giảm. Đó là lúc các nhà đầu tư có sự lung lay về tâm lý. Vì họ nghĩ rằng giá đã tăng quá cao và rất khó tăng thêm. Khi giá đi đến miệng cốc thì gặp mức kháng cự khiến nó bị chững lại và người chơi sẽ bắt đầu bán để chốt lời. Lúc này giá sẽ đi ngang hoặc có sự điều chỉnh nhẹ tại đây và sau một thời gian sẽ tạo thành tay cầm của cốc. Tuy nhiên, phần tay cầm không giảm nhiều như phần cốc từ đó cũng cố thêm xu hướng tăng.

>>> Xem thêm: Hỗ trợ và kháng cự là gì tại đây!

Các Đặc Điểm Hình Thành Mô Hình

Mô hình cái cốc ở dạng cơ bản rất dễ nhận biết. Nhưng trên thực tế các mẫu giá xuất hiện rất đa dạng đòi hỏi sự nhạy bén và tinh tế của các trader thì mới nhận ra được. Do đó bạn cần lưu ý những đặc điểm sau để xác nhận mô hình này chính xác.

hình cái cốc

  • Mô hình này được xem là mô hình tiếp tục sự tăng giá nên xác định xu hướng tăng trước đó là điều cần thiết. Tối thiểu là 30%, thậm chí là 50% và 100%…
  • Độ sâu của cốc thường khoảng 12-15% hoặc lên tới 33% thậm chí là 40-50%. Nhưng những mô hình có tỷ lệ điều chỉnh vượt quá 50% thường thất bại.
  • Chiếc cốc có dạng chữ U sẽ chính xác hơn hình V. Với các điểm cao ở hai bên chiếc cốc gần bằng nhau.
  • Đỉnh cốc bên phải và đỉnh cốc bên trái không nhất thiết phải bằng nhau.
  • Trước khi hình thành khu vực bên trái cốc phải có một đợt tăng giá ít nhất 30%. Đây là điều kiện quan trọng nhà đầu tư cần lưu ý.
  • Có nhiều trường hợp mô hình cốc không có tay cầm vẫn có thể bức phá tăng mạnh. Nhưng nếu có thời gian tích lũy tại khu vực tay cầm thì xác suất giá tăng mạnh và có thể đi xa hơn.
>> Bạn có thể tham khảo thêm: Mô hình cốc tay cầm và cách áp dụng trong giao dịch Forex.

Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý khi giao dịch với mô hình này. Bởi nếu xác định sai mô hình và dính phá vỡ giá hoặc không biết cách vào lệnh thì rất dễ cháy tài khoản. Nhìn thì có vẻ dễ nhưng quá trình xác định mô hình và vào lệnh để kiếm lợi nhuận là việc không hề đơn giản.

Cách Vào Lệnh Với Mô Hình Cái Cốc

Hãy chắc chắn rằng cặp tiền tệ bạn đang giao dịch đã tăng 30% trước đó. Điều này nhằm xác định cặp tiền này đang nằm trong xu hướng tăng giá mạnh mẽ. Việc tạo thành các mô hình chỉ là bước đệm để chuẩn bị cho đợt tăng giá mới mà thôi.

Để giao dịch với mô hình cái cốc cũng rất đơn giản. Bạn vào lệnh Buy khi giá còn ở đáy cốc tức là cốc vừa chuẩn bị hình thành. Cần chú ý những thời điểm giá có xu hướng đi ngang tạo thành đáy cốc và khi giá có khuynh hướng cong lên. Nghĩa là với nhiều trader có kinh nghiệm họ đoán được sau giai đoạn này giá sẽ tăng lên tạo cốc và họ vào lệnh Buy. Vì vậy bạn nên vào lệnh Buy hoặc Sell khi giá hình thành xong tay cầm.

hình cái cốc

>>> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng mt4 cho người mới tập trade forex.

Thông thường khoảng cách từ miệng cốc xuống đáy tay cầm bằng 1/3 chiều cao của cốc. Vì vậy bạn cũng có thể Buy ngay tại phần đáy của tay cầm.

Sau khi hoàn thành xong tay cầm giá sẽ tạo một đường kháng cự và hỗ trợ. Việc bạn cần làm lúc này là đợi xem giá có breakout tại đây hay không. Nếu giá breakout tại vùng kháng cự bạn đặt lệnh Buy. Ngược lại nếu giá breakout tại vùng hỗ trợ bạn đặt lệnh Sell. Tuy nhiên, thường thì khi hình thành cốc, bên mua sẽ chiếm quyền kiểm soát nên giá thường tăng nhiều hơn là giảm. Nếu xét thấy khối lượng giao dịch tăng hơn so với mức trung bình của giai đoạn trước đó thì cũng là dấu hiệu tốt để vào lệnh Buy.

Tổng Kết

Mô hình cái cốc là một trong những mô hình thường thấy, được rất nhiều nhà giao dịch sử dụng và đã thành công. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên nhớ không có mô hình nào là hoàn hảo cả nên việc breakout giả cũng có thể xảy ra. Do đó, để an toàn bạn nên đặt lệnh Stoploss để an toàn hơn trong mọi giao dịch. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng hiệu suất giao dịch tốt nhất.

Chúc các trader giao dịch thành công!

 

THAM KHẢO THÊM: