Có rất nhiều người sử dụng chỉ số RSI khi đầu tư Forex. Bởi nếu biết cách áp dụng RSI khi giao dịch bạn sẽ tạo ra giá trị không hề nhỏ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng chúng. Vì thế trong bài viết này kinhnghiemforex.com đã tổng hợp các cách dùng chỉ số RSI hiệu quả. Nhằm giúp bạn có được những chiến lược đầu tư hợp lý. Mời các bạn tham khảo.
Chỉ Số RSI Là Gì?
Chỉ số RSI hay còn gọi là chỉ số sức mạnh tương đối. Là một chỉ báo kỹ thuật được sử dụng trong việc phân tích xu hướng giá trên thị trường tài chính. Có thể nói đây là phương pháp dự đoán về xu hướng của thị trường tương lai bằng những thống kê lịch sử trước đó.
RSI được xem là đồ thị thể hiện sức mạnh hiện tại và lịch sử của một cổ phiếu. Hoặc chỉ số thị trường dựa vào giá đóng cửa của những giao dịch gần nhất. Chỉ số RSI được thể hiện dưới dạng biểu đồ dao động và có thang điểm từ 0 đến 100.
>> Xem thêm: Hướng dẫn kinh doanh ngoại hối tại Việt Nam.
Ý Nghĩa Của RSI Trong Forex?
Theo lý thuyết, chỉ số RSI cho bạn biết khi nào thì thị trường bị mua quá mức hoặc bán quá mức. Chỉ số RSI chuyển động qua lại giữa hai mức là 0 và 100. Tuy nhiên, chỉ có hai khu vực chính khi sử dụng đường RSI là vùng quá mua hoặc vùng quá bán.
Thông thường, chí số RSI được coi là quá mua khi đạt trên 70 điểm. Điều đó nói lên giá đã đạt gần mức đỉnh và có khả năng sẽ giảm. Ngược lại nếu giá giảm xuống dưới 30 điểm cho thấy giá đã giảm xuống gần mức đỉnh và có khả năng sẽ tăng lại. Nếu giá ở giữa mức 30 và 70 thì được coi là trung tính. Điều đó báo hiệu thị trường không có xu hướng.
Khi mức giá nằm ở vùng quá mua hoặc quá bán thì khả năng giá sẽ điều chỉnh để có một mức giá phù hợp và cân bằng. Nếu giá liên tục đạt mức quá mua và luôn ở mức 70, điều này báo hiệu giá đang ở giai đoạn tăng mạnh. Đôi khi mức điều chỉnh từ 70 sẽ lên 80 và trong xu hướng mạnh, chỉ báo có thể ở trạng thái quá mua hoặc quá bán trong thời gian dài. Bạn có thể cài đặt với chu kỳ ngắn hơn hoặc dài hơn tùy thuộc vào mục đích của bạn muốn đánh giá thị trường dài hạn hay ngắn hạn.
Công Thức Tính RSI
RSI = 100 – 100/(1+RS)
Trong đó:
- RS = Tổng tăng/ tổng giảm hoặc RS = trung bình tăng/ trung bình giảm.
- RSI thường được tính dựa vào giá đóng cửa 14 ngày gần nhất.
Tuy nhiên, ở thời đại 4.0 bạn không cần quá lo lắng vì công việc tính toán chỉ số RSI đã có máy tính lo. Bạn chỉ cần hiểu và tiến hành giao dịch đúng là được.
Cách Cài Đặt RSI Trong Forex
Hiện nay, chỉ số RSI đã được cài đặt sẵn trong các phần mềm giao dịch. Do đó, các bạn có thể mở chỉ báo RSI lên và sử dụng ngay mà không cần cài đặt gì thêm.
Để mở chỉ số RSI trong phần mềm MT4, thực hiện như hình:
Mở một đồ thị của một sản phẩm bất kỳ. Sau đó vào Insert -> chọn Indicators -> chọn Oscillators -> chọn Relative Strength Index.
Sau đó bạn cài đặt các thông số của chỉ số RSI cụ thể như sau:
1. Phần Parameters
- Period 14: RSI được tính dựa trên 14 cây nến. Các bạn có thể tùy chỉnh số cây nến tính toán theo sở thích của mình.
- Apply to – Close: RSI tính toán dựa trên giá đóng cửa của 14 cây nến này. Ngoài ra, bạn cũng có thể tính toán dựa trên: Giá mở cửa (Open), giá cao nhất của phiên (High), giá thấp nhất của phiên (Low).
- Style: Chọn màu sắc và đường nét của RSI.
- Fixed Minimum và Fixed Maximum: 2 đường biên của chỉ báo RSI với vên dưới là 0 và biên trên là 100.
2. Phần Level: Biểu thị các mức của vùng quá mua và quá bán. Bạn có thể tùy chỉnh giá trị của 2 mức quá mua và quá bán này. Tuy nhiên mức phổ biến mà nhiều trader đang dùng là 30 – 70 cho hai vùng này.
3. Phần Visualization: Chọn khung thời gian mà bạn muốn chỉ báo RSI tính toán. Sau đó chọn Show in the data window nếu muốn hiện lên màn hình.
Sau đó click vào OK để hiển thị chỉ báo RSI trên đồ thị. Bạn hãy chỉ nên thay đổi khi đã có nhiều kinh nghiệm sử dụng.
>> Kinh nghiệm chọn sàn giao dịch forex uy tín mang lại hiệu quả đầu tư cao.
Cách Sử Dụng Chỉ Số RSI
1. Phân Tích Đa Khung Thời Gian
Với cách này bạn có thể phân tích điểm vào lệnh ở đa khung thời gian. Có nghĩa là xác định xu hướng trên khung thời gian lớn. Sau đó mới tìm điểm vào ở khung thời gian nhỏ hơn theo xu hướng đã xác định.
Nếu trên khung D1 giá đi vào vùng quá bán, thị trường có thể sắp có sự đảo chiều từ Giảm sang Tăng. Khi đó bạn tìm điểm Buy trên H4. Ngược lại, tại khung D1 nếu giá vào vùng quá mua thị trường có thể sắp đảo chiều từ Tăng sang Giảm. Khi đó bạn tìm điểm SELL trên H4.
Tại khung thời gian H4, bạn có thể chờ giá vào vùng quá bán để Buy và chờ giá vào vùng quá mua để vào lệnh Sell.
>> Đọc thêm: Các phiên giao dịch forex theo giờ việt nam chuẩn nhất
2. Kết Hợp Chỉ Số RSI Với Các Mô Hình Nến Đảo Chiều
Khi kết hợp chỉ số RSI với mô hình nến đảo chiều thì cũng làm tăng hiệu quả giao dịch từ đó làm giảm tối đa các tín hiệu giả bằng cách.
- Chờ thị trường vào vùng quá bán hoặc quá mua.
- Chờ xuất hiện mô hình nến đảo chiều.
Ví dụ: EURUSD trên khung thời gian H1.
Trong xu hướng tăng, RSI đi vào vùng quá mua và xuất hiện mô hình nến đảo chiều. Đây là tín hiệu giao dịch tốt để bạn vào lệnh SELL khi mô hình nến hoàn thành.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm về các mô hình nến để áp dụng chính xác hơn nhé.
Chú ý: Trong đồ thị này, RSI đi vào vùng quá mua 3 lần nhưng không có bất kỳ tín hiệu nến đảo chiều nào. Nếu bạn không đợi mô hình nến đảo chiều xuất hiện mà vào lệnh SELL chắc chắn bạn sẽ có những lệnh thua liên tiếp.
3. Kết Hợp Với Đường Trung Bình Động (Moving Average)
Khi kết hợp đường trung bình động với chỉ báo RSI bạn hãy vẽ một đường RSI nằm ngang trên biểu đồ để quan sát dễ dàng hơn.
Bạn có thể giao dịch như sau:
- BUY khi RSI trên 50 và SMA 30 cắt lên SMA 100.
- BUY khi RSI dưới 30 và SMA 30 cắt xuống SMA 100.
- SELL khi RSI dưới 50 và SMA 30 cắt xuống SMA 100.
- SELL khi RSI lên 70 và SMA 30 cắt lên SMA 100.
Bạn có thể thấy các điều kiện giao dịch đều được thỏa mãn khi SMA 30 cắt lên SMA 100 và RSI trên 50.
>> Bài viết liên quan: Đường ema là gì? Cách dùng đường EMA để phân tích vào lệnh Forex.
3. Kết Hợp Chỉ Số RSI Với Bollinger Bands
Như các bạn đã biết, RSI là một chỉ báo động lượng, được thiết kế đi trước thị trường. Nhằm đưa ra tín hiệu về một điều gì đó sắp xảy ra trong tương lai. Còn Bollingger Bands thì ngược lại, nó là chỉ báo trễ có nghĩa là đi sau giá. Mục đích để cung cấp những tín hiệu xác nhận khi giá đã chạy.
Đa số giá luôn nằm giữa hai dải band trên và band dưới có tác dụng như vùng hỗ trợ và kháng cự. Đối với Bollingger Bands, khi giá chạm band trên bạn sẽ vào lệnh SELL và BUY khi giá chạm band dưới. Còn với RSI dấu hiệu đặc trưng đó chính là quá mua và quá bán.
Do đó, phương án giao dịch hiệu quả nhất là chờ đợi RSI vào vùng quá mua hoặc quá bán. Hoặc chờ thời điểm giá chạm band trên/dưới.
Tuy nhiên, bạn nên nhớ trong giao dịch sẽ có vô số lần bạn bắt gặp giá chạm band. Hoặc khi thị trường có xu hướng mạnh, giá có thể duy trì ở mức quá mua hoặc quá bán trong thời gian dài. Nếu cứ thế bạn vào lệnh thì xác xuất chiến thắng của bạn rất thấp. Vì vậy bạn nên kết hợp với các chỉ báo khác, đóng vai trò là bộ lọc giúp cho các tín hiệu giao dịch có xác xuất thắng cao hơn.
Sai Lầm Phổ Biến Khi Sử Dụng RSI Đầu Tư Trong Forex
Phần lớn các nhà giao dịch thường sử dụng chỉ báo giao dịch một cách máy móc. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả giao dịch. Do đó bạn nên tìm hiểu cặn kẽ các chỉ báo trước khi tiến hành giao dịch thật. Những sai lầm cơ bản mà giao dịch thường mắc phải là khi thực hiện lệnh mua khi thị trường đang quá bán.
Nhiều trường hợp RSI liên tục đi vào vùng quá bán và duy trì tại vùng này một thời gian. Tuy nhiên giá lại tiếp tục giảm và còn giảm thấp hơn đáy cũ. Trong trường hợp này nếu bạn chỉ tuân theo RSI để tiến hành giao dịch. Mà hiện tượng đảo chiều lại không xảy ra như thế bạn sẽ có một lệnh giao dịch không thuận lợi. Vì vậy, việc sử dụng chỉ báo RSI không đúng cách có thể dẫn đến những kết quả không mong muốn.
>> Có nên chơi forex? Lời khuyên từ nhiều trader kinh nghiệm
Ngoài ra, để an toàn bạn nên đặt lệnh stop loss để đảm đảm cho nguồn vốn của mình. Mức chốt lời lý tưởng là khi đường RSI cắt trên hoặc dưới đường trung tâm. Tuy nhiên để có thể đưa ra dự đoán chính xác về xu hướng giá ngoài việc áp dụng RSI bạn phải kết hợp với nhiều phương pháp khác để chỉ báo được chính xác hơn.
Đừng quên mở tài khoản Forex demo để tập trade trước khi giao dịch bằng tiền thật nhé!
Tổng Kết
Qua bài viết này bạn có thể hiểu được bản chất của chỉ số RSI trong giao dịch Forex. Chỉ khi hiểu được chúng thì mới có thể sử dụng một cách hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết này đã cung cấp được cho các bạn những kiến thức bổ ích nhất để giao dịch thành công nhé!