Chỉ số MACD là gì? Áp dụng chỉ số MACD trong giao dịch Forex

0
1932

Chắc hẳn những nhà đầu tư đã từng nghe đến chỉ số MACD khi giao dịch Forex. Dù được phổ biến rộng rãi như thế nhưng đây lại là chỉ báo tương đối khó và ít người sử dụng. Tuy nhiên chỉ số MACD lại là công cụ lọc tín hiệu cực kỳ chính xác. Vì vậy nếu muốn đầu tư mang lại lợi nhuận cao bạn cần học cách sử dụng chỉ báo này. Do đó, kinhnghiemforex.com sẽ giới thiệu đến các trader chỉ số MACD là gì và cách áp dụng trong thị trường Forex để đạt hiệu quả cao nhé!

Tìm Hiểu Về Chỉ Số MACD

Chỉ Số MACD Là Gì?

Đường phân kỳ hội tụ trung bình động (chỉ số MACD) là một chỉ báo giao động được các nhà giao dịch sử dụng rộng rãi trong thị trường tài chính. Nó là một trong số ít chỉ báo có thể miêu tả chính xác nhất giá trị mà chúng tạo ra.

Chỉ báo này được tạo ra và phát triển bởi Gerald Appel, mục đích để đánh giá các sức mạnh cũng như xác định xu hướng hay động lượng của giá. Có thể nói đây là một chỉ báo đa năng khi cung cấp được nhiều loại tín hiệu như: Vùng giao cắt, độ mạnh của xu hướng, vùng quá mua quá bán, các tín hiệu phân kỳ và hội tụ… Đây là chỉ báo hoạt động tốt trên tất cả các sàn giao dịch tài chính.

Bạn có thể tham khảo các chỉ số khác qua bài viết:

Cấu Tạo Của MACD

Chỉ số MACD được cấu tạo bởi bốn đường sau:

  • Đường MACD hay còn gọi là đường nhanh.
  • Signal Line: Đường tín hiệu hay còn gọi là đường chậm.
  • Biểu đồ Histogram: Hình biểu đồ thanh. Dùng để đo mức độ hội tụ/phân kỳ giữa hai đường trung bình động. Ngoài ra còn cho thấy tốc độ biến đổi giá tại thời điểm xác định là nhanh hay chậm.
  • Đường Zero: Đường tham chiếu giá cho thấy sự khác biệt giữa đường MACD và đường tín hiệu. Hai đường này dao động xung quanh 0 và vô cùng cho bất kỳ giới hạn trên cùng hoặc dưới.

Công Thức Tính Chung

Chỉ số macd

Trong đó:

  • EMA (12), EMA(26) là đường trung bình động tính theo lũy thừa tương ứng 12 ngày và 26 ngày.
  • EMA(9) là đường tín hiệu của MACD.

Cách Áp Dụng Chỉ Số MACD Trong Giao Dịch Forex

Trong bài viết này, kinhnghiemforex.com sẽ giới thiệu đến bạn các cách áp dụng chỉ số MACD để giao dịch trên các sàn Forex uy tín nhé.

1. Đường MACD cắt đường Signal

  • Tín hiệu mua: Khi MACD cắt đường Signal từ dưới lên đây là dấu hiệu thị trường tăng giá.
  • Tín hiệu bán: Khi MACD cắt đường Signal từ trên xuống là dấu hiệu thị trường giảm giá.

Nhìn vào các ví dụ minh họa bạn có thể thấy giá thực sự đảo chiều khi MACD cắt đường Signal từ trên xuống hoặc từ dưới lên. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào tín hiệu này để giao dịch thì xác suất rủi ro là rất lớn. Vì thế, bạn cần kết hợp với nhiều cách khác nhau để tìm điểm vào lệnh chính xác hơn.

Do đó, khi giao dịch bằng đường MACD cắt đường Signal bạn nên kết hợp theo dõi hành động giá trên đa khung thời gian. Đây sẽ là cách giúp bạn giảm thiểu rủi ro bởi khi đã xác định được xu hướng thì việc giao dịch sẽ trở nên đơn giản hơn. Bạn chỉ cần giao dịch theo đúng dòng chảy thị trường là được.

Ở đây, bạn sẽ xác định xu hướng giá ở khung thời gian lớn trước, từ đó mới tìm điểm vào lệnh ở các khung thời gian nhỏ hơn. Khung thời gian phổ biến thường được dùng là khung D1 và xuống thấp dần ở những khung nhỏ hơn.

Nếu chưa biết cách xác định xu hướng giá bạn hãy xem bài viết sau: Các loại biểu đồ nến Nhật trong forex và cách sử dụng.

Sau khi đã xác định được xu hướng thì việc cần làm là tìm điểm vào lệnh. Bạn có thể vào lệnh bằng cách:

  • Nếu ở khung D1 là một xu hướng tăng, bạn tìm điểm vào lệnh tại H1 khi giá giảm. Đồng thời đường MACD phải cắt đường Signal từ dưới lên.
  • Ngược lại, nếu D1 là xu hướng giảm bạn cũng tìm điểm vào lệnh tại H1 khi giá hồi lại. Đồng thời đường MACD phải cắt đường Signal từ trên xuống.

Chỉ số macd

2. Kết Hợp MACD Với Mô Hình Nến Đảo Chiều

Các mẫu nến đảo chiều thực chất đã là một chỉ báo mạnh, nên khi kết hợp với MACD nó càng mang lại hiệu quả cao hơn. Đây chính là cách kết hợp theo dạng kép, phân kỳ và hội tụ cho thấy phe mua không còn muốn đẩy giá lên cao hoặc xuống thấp nữa. Đồng thời nếu ngay tại điểm này xuất hiện nến đảo chiều thì đây lại là cơ hội tốt để vào lệnh.

Do đó, bạn có thể đặt lệnh SELL khi có các trường hợp sau:
  • Thị trường có xu hướng tăng kéo dài quá lâu.
  • Xuất hiện một cây nến đảo chiều xuất hiện tại đỉnh.
  • Phân kỳ diễn ra ngay khi nến Doji hình thành.

>> Xem ngay: Các mẫu nến đảo chiều trong giao dịch forex cần nắm.

Chỉ số macd

Nhìn vào ví dụ minh họa bạn có thể thấy thị trường đang trên đà tăng giá. Tuy nhiên lại bị phe bán áp đảo nên đã hình thành nến đảo chiều Doji. Ngay lúc này MACD cũng hình thành phân kỳ báo hiệu phe mua đã kiệt sức nên giá không thể tăng cao hơn nữa. Đây là lúc thích hợp để bạn đặt lệnh SELL.

Đây là kết quả khi bạn SELL.

3. Sử Dụng Biểu Đồ Histogram

Biểu đồ Histogram chính là khoảng cách của đường MACD và Signal. Khoảng cách càng xa thì độ dài của thanh Histogram càng dài và ngược lại.

  • Histogram hội tụ: Khi khoảng cách các Histogram hẹp lại. Nghĩa là MACD có xu hướng tiến lại gần đường Signal. Điều này báo hiệu hướng đi của giá đang có dấu hiệu chậm lại hoặc báo hiệu sẽ có sự đảo chiều.
  • Histogram phân kỳ: Là khi khoảng cách các Histogram giãn ra, chiều cao tăng lên. Đây là khi MACD đang tách ra khỏi đường Signal báo hiệu giá sẽ tăng mạnh và mang theo xu hướng hiện tại.

Tuy nhiên, Histogram là tín hiệu đi sau giá nên khi giao dịch bạn cần kết hợp với hành động giá để bắt đỉnh và đáy. Điều này giúp bạn tìm được cơ hội giao dịch tốt hơn.

>> Hướng dẫn cách đặt lệnh forex cho người mới bắt đầu.

Do đó, bạn có thể đặt lệnh giao dịch khi:

Chỉ số macd

  • Đặt lệnh mua khi Histogram đi từ âm sang dương và nằm dưới đường Zero.
  • Đặt lệnh bán khi Histogram đi từ dương sang âm và nằm trên đường Zero.

4. Giao Dịch MACD Với Phân Kỳ Và Hội Tụ

Phân kỳ và hội tụ MACD là sự khác biệt giữa hướng của giá và chỉ báo.

Do đó bạn có thể theo dõi thị trường để vào lệnh khi:

  • Nối hai đáy của MACD và hai đáy của biểu đồ giá tạo thành hai đường hội tụ và khi MACD cắt Signal hướng lên. Đó là tín hiệu mua.

  • Ngược lại, khi nối hai đỉnh của MACD và hai đỉnh của biểu đồ giá tạo thành hai đường phân kỳ. Đặc biệt khi kết hợp với tín hiệu MACD cắt Signal hướng xuống thì đó là tín hiệu bán.

Chỉ số macd

Như vậy để giao dịch với phương pháp này bạn nên:
  • Xác định rõ xu hướng thị trường đang tăng hay giảm ở các khung thời gian lớn.
  • Sau đó, xem ở các khung thời gian nhỏ hơn giá đã bắt đầu hội tụ hay phân kỳ hay chưa. Đừng nên theo dõi chỉ số MACD trên các khung thời gian dưới H1. Vì số liệu sẽ rất dễ bị nhiễu làm ảnh hưởng đến kết quả giao dịch.

Qua phân tích các bạn có thể thấy, khi giao dịch ngoại hối bạn nên kết hợp cùng lúc nhiều chỉ báo khác nhau. Điều này không những giúp bạn dễ dàng tìm điểm vào lệnh chính xác mà còn giúp giảm thiểu rủi ro và còn giúp bạn thắng đậm nữa đấy.

Bạn mới tham gia Forex và chưa biết nên học trade Forex ở đâu hãy tham khảo bài viết: Học trade forex ở đâu? Hướng dẫn tập trade forex bằng tài khoản demo.

Tổng Kết

MACD là một dạng chỉ báo phức tạp và còn nhiều hạn chế. Song không ai có thể phủ nhận được sự hữu ích của nó trong việc dự đoán xu hướng giá. Do vậy để có thể giao dịch tốt các nhà đầu tư nên trang bị cho mình những kiến thức về loại chỉ báo này.

Ngoài ra, để tối ưu hiệu quả của MACD bạn có thể tham khảo và tìm hiểu thêm cách kết hợp với các chỉ báo khác. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng tốt chỉ số MACD mà vẫn có cảm giác như giao dịch thật hãy tập trade trên tài khoản demo nhé.

>> Mở tài khoản Forex demo ngay tại đây!

Hy vọng qua bài viết bạn đã hiểu MACD là gì và cách sử dụng MACD thế nào cho hợp lý. Chúc các bạn giao dịch thành công!

Bài viết tham khảo: